Chống thấm là yếu tố quan trọng để bảo vệ công trình của bạn với thời gian. Sử dụng sơn epoxy chống thấm là một phương pháp hiệu quả cao nhất và ít chi phí nhất. Hãy cùng NHÀ CỘNG tìm hiểu về sơn epoxy chống thấm và hiệu quả của phương pháp này nhé.
Sơn Epoxy chống thấm là gì ?
– Sơn epoxy chống thấm là loại sơn có chứa phần tử chính là gốc nhựa polyurethane, với độ bền và độ bám dính tốt trên mọi bền mặt. Ngoài ra còn có khả năng che lấp mọi vết nứt, khe hở tạo nên một màng sơn chống thấm bền đẹp.
– Sơn epoxy chống thấm có 2 thành phần: Sơn gốc (thành phần A) và Chất đóng rắn (thành phần B). Khi thi công chỉ cần trộn đều 2 thành phần này với nhau theo chỉ định pha trộn của nhà sản xuất.
– Sơn epoxy chống thấm là một sản phẩm được sử dụng rộng khắp trong các ứng dụng chống thấm như: bề mặt sàn bê tông, bể nước, bể bơi, tầng hầm, sân thượng, tường đứng,…
Ưu điểm của sơn Epoxy
Sơn epoxy chống thấm là sản phẩm tin dùng của nhiều nhà thầu, chủ đầu tư để giải quyết tình trạng thấm nước ở các khu vực và đây là một số tính năng để loại sơn này trở nên phổ biến:
– Sơn epoxy có độ bám dính cao, độ phủ tốt và bền màu.
– Khả năng giản nở, che lấp các vết nứt, khe hở tốt.
– Bề mặt sau khi hoàn thiện sẽ hình thành một lớp sơn cứng, độ bóng cao, dễ lau chùi và vệ sinh.
– Có khả năng chống thấm, chống lại các tác động của nước lên bề mặt.
– Tăng tuổi thọ công trình, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, tu sửa.
– Màu sắc đa dạng
Quy trình thi công sơn Epoxy chống thấm
Để thi công sơn epoxy chống thấm chất lượng đảm bảo được thời gian sử dụng lâu dài trước tiên phải xét đến kỹ thuật thi công. Dưới đây là quy trình thi công sơn epoxy chống thấm.
Bước 1: Xử lý bề mặt
Bề mặt phải mịn, phẳng, khô. Để đạt được mặt sàn tiêu chuẩn này trước tiên sẽ xử lý bề mặt bằng máy chà sàn công nghiệp giúp mặt sàn phẳng hơn và tăng độ bám dính. Sau đó vệ sinh, dọn toàn bộ bụi bẩn bằng máy hút bụi công nghiệp. Trám trét các điểm nút, gãy, lún,… và xử lý bề mặt đạt độ ẩm từ 8 – 14%.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót chống thấm
Thi công từ một đến 2 lớp sơn lót chống thấm để bề mặt được bảo vệ và tạo lớp liên kết giữa bề mặt với sơn phủ.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ chống thấm
Trộn 2 thành phần của sơn bằng máy khuấy sơn để cho ra được 1 hỗn hợp đồng nhất. Sử dụng con lăn, rulo thích hợp để sơn được trải đều trên toàn bộ bề mặt. Để sơn khô từ 6 – 12 tiếng trước khi thi công lớp sơn epoxy chống thấm hoàn thiện.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Sau khi sơn phủ lớp thứ nhất khô, tiến hành trộn sơn tương tự như lớp thứ nhất và thi công. Trải đều lớp sơn lên bề mặt cần chống thấm một các tỉ mỉ.
Bước 5: Kiểm tra khả năng chống thấm
Sau khi bề mặt lớp sơn phủ hoàn thiện khô và đóng rắn hoàn toàn. Tiến hành kiểm tra khả năng chống thấm của bề mặt sơn, nếu bề mặt sơn không xảy ra hiện tượng tồn đọng hơi nước thì bề mặt chống thấm đảm bảo chất lượng và ngược lại.
Để thi công lớp này đạt chuẩn thì cần phải khuấy trộn đều sau đó sử dụng bay gát để tán đều sơn ra bề mặt và loại bỏ các bọt khí còn lưu lại do quá trình khuấy trộn.
Lưu ý: những bề mặt dốc như: bể bơi, bể nước chỉ nên sử dụng sơn lăn.
Công ty CP thương mại và dịch vụ Nhà Cộng nhận thi công chống thấm, xử lý nấm mốc trọn gói. Đội ngũ thợ thi công chuyên nghiệp, cam kết chất lượng tốt nhất. Bảo hành dài hạn.